Đăng nhập
Chức năng - Nhiệm vụ Tổ chức Bộ máy Tổ chức Đảng - Đoàn thể
Quyết định số 20/2022/QĐ-UBND ngày 17/6/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Thứ 7, ngày 27 tháng 4 năm 2024
TIN TỨC - SỰ KIỆN
Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng: Động lực cho chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn giữ rừng, bảo vệ và phát triển rừng.
7/14/2022 4:19:02 PM

Thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) đã tạo ra bước đột phá, hiệu quả trong việc tạo nguồn lực tài chính ổn định, góp phần cải thiện sinh kế cho người dân tham gia giữ rừng và phục vụ công tác bảo vệ, phát triển rừng bền vững cũng như tháo gỡ khó khăn về tài chính cho các chủ rừng là tổ chức, các đơn vị chủ rừng đã chủ động về nguồn tài chính để triển khai các hoạt động bảo vệ rừng hiệu quả, góp phần ổn định diện tích rừng hiện có cả về số lượng, chất lượng và phát triển rừng mới. Việc hưởng lợi từ chính sách chi trả DVMTR đã và đang góp phần thúc đẩy mối quan hệ giữa người dân địa phương với các chủ rừng; ý thức, trách nhiệm được nâng lên trong công tác bảo vệ rừng, là động lực cho chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn giữ rừng, bảo vệ và phát triển rừng. Năm 2021 trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã chi trả cho 3.335 hộ gia đình, cá nhân và 62 cộng đồng dân cư thôn được Nhà nước giao đất, giao rừng với số tiền chi trả là 39.258,88 triệu đồng, tương ứng với diện tích chi trả là 46.830,14 ha. Đây nguồn thu nhập ổn định của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn được Nhà nước giao đất giao rừng, là những người dân sống gần rừng, bình quân hộ gia đình khoảng 9,6 triệu đồng/hộ/năm; cộng đồng dân cư thôn khoảng 115,4 triệu đồng/cộng đồng/năm. Thời gian qua, với sự nỗ lực của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh thông qua công tác tuyên truyền thực hiện chính sách chi trả DVMTR, kết hợp tập huấn quản lý, sử dụng tiền DVMTR trong phát triển sinh kế; các cộng đồng dân cư thôn và người dân đã biết sử dụng tiền DVMTR hiệu quả phát huy được vai trò của chính sách.

          Khi người dân quản lý, bảo vệ rừng có tiền, lại có thêm sinh kế

Với diện tích 6.722,67 ha rừng được chi trả tiền DVMTR (trong đó có 429 chủ rừng là hộ gia đình quản lý, bảo vệ 5.883,21 ha; 7 cộng đồng nhận khoán quản lý, bảo vệ 839,46 ha rừng do UBND xã trực tiếp quản lý), những năm qua người dân xã Đăk Tơ Lung (huyện Kon Rẫy) đã tích cực quản lý, bảo vệ để rừng ngày càng thêm xanh. Từ chính sách chi trả tiền DVMTR đã và đang tạo thêm thu nhập, giúp bà con xã Đăk Tơ Lung có thêm vốn để đầu tư sản xuất như: Mua cây, con giống, mở rộng diện tích canh tác của gia đình…

Ông Đỗ Xuân Linh - Phó Chủ tịch UBND xã Đăk Tơ Lung cho biết: “Trung bình mỗi chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn xã nhận tiền DVMTR năm 2021 khoảng 10,5 triệu đồng, đây là một nguồn tiền rất ý nghĩa giúp bà con yên tâm gắn bó với rừng, nhiều hộ gia đình đã sử dụng tiền DVMTR hàng năm để tái đầu tư vào sản xuất của hộ gia đình. Đối với các cộng đồng dân cư nhận khoán quản lý bảo vệ rừng đối với diện tích rừng do UBND xã chịu trách nhiệm quản lý bảo vệ, số tiền DVMTR đã được các cộng đồng sử dụng rất hiệu quả trong công tác quản lý bảo vệ rừng như chi tiền xăng, mua sắm công dụng cụ phục vụ công tác tuần tra bảo vệ rừng; chi các hoạt động chung của thôn như mua đèn chiếu sáng để thắp sáng các đường liên thôn, đầu tư tiền mở rộng đường ra khu sản xuất, chi cho các ngày lễ lớn trong năm của cộng đồng.... ”

Điển hình như hộ gia đình anh A Phai (thôn 7, xã Đăk Tơ Lung, huyện Kon Rẫy) được nhà nước giao đất, giao rừng và quản lý bảo vệ 15,0 ha rừng, số tiền DVMTR mà nhà anh được chi trả năm 2021 là 11,3 triệu đồng. Anh  A Phai chia sẻ. “Nhận thấy, nguồn tiền DVMTR hàng năm tương đối ổn định, gia đình tôi đã tiết kiệm nguồn tiền DVMTR hàng năm, đến năm nay khi thấy số vốn đã đủ tôi đã chủ động đi học tập kinh nghiệm mô hình nuôi hươu sao ở tỉnh Gia Lai và mô hình của một số hộ gia đình tại xã Tân Lập, huyện Kon Rẫy, sau đó mạnh dạn đầu tư nuôi 4 con hươu sao với số vốn đầu tư gần 100 triệu đồng với mục đích là lấy nhung cung cấp ra thị trường. Trong năm nay khi nhận được tiền DVMTR tôi đã trích ra 10 triệu đồng để xây dựng chuồng trại nuôi hươu sao. Trước đây, cuộc sống của gia đình tôi còn khó khăn khi chưa ý thức được việc quản lý bảo vệ rừng mang lại nguồn thu nhập cho gia đình, tôi cũng như các hộ gia đình khác trong thôn, không coi trọng việc quản lý, bảo vệ diện tích rừng được giao. Bây giờ khác rồi, chúng tôi đã nhận thấy rằng rừng như tài sản của gia đình, vì khi không bảo vệ tốt là không được chi trả tiền DVMTR. Nhờ số tiền này, không chỉ gia đình tôi mà nhiều gia đình khác trong cộng đồng đã có vốn đầu tư phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo. Vì vậy, bà con đã ý thức được trách nhiệm bảo vệ rừng, không còn tình trạng chặt phá, khai thác rừng bừa bãi như trước kia”.

Ảnh: Hộ gia đình anh A Phai với mô hình nuôi hươu sao

Khi cộng đồng chung sức giữ rừng.

Quản lý rừng dựa vào cộng đồng là giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương vào công tác bảo vệ và phát triển rừng. Sau hơn 10 năm triển khai chính sách chi trả DVMTR, có thể thấy công tác quản lý, bảo vệ rừng nói chung, diện tích rừng cung ứng DVMTR nói riêng của các hộ gia đình và cộng đồng dân cư thôn được nhận tiền chi trả DVMTR đã từng bước được cải thiện, ý thức người dân đã được nâng cao rõ rệt và trách nhiệm hơn trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhận và cộng đồng dân cư thôn được Nhà nước giao đất giao rừng, cũng như các hộ, nhóm hộ nhận khoán QLBVR đã thực hiện tốt việc giữ rừng, như đã biết lập và triển khai thực hiện kế hoạch tuần tra bảo vệ rừng hàng tháng, chia khu vực tuần tra theo sơ đồ tài nguyên của địa phương, đã có sự phối hợp chặt chẽ giữa các hộ gia đình trong cộng đồng cũng như giữa cộng đồng với chính quyền địa phương và các ngành chức năng trong việc duy trì bảo vệ tốt diện tích rừng cung ứng DVMTR trên địa bàn; qua đó giúp giảm đáng kể tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng, khai thác lâm sản trái phép cả về số vụ và mức độ thiệt hại…

Năm 2021, Cộng đồng thôn Tu Mơ Rông, xã Tu Mơ Rông, huyện Tu Mơ Rông quản lý bảo vệ 197,13 ha rừng cung ứng DVMTR được chi trả số tiền DVMTR hơn 242 triệu đồng. Bà Y Hương - Bí thư chi bộ cộng đồng dân cư thôn Tu Mơ Rông cho biết: “Với số tiền DVMTR hàng năm được nhận qua tài khoản ngân hàng, chúng tôi đã lập kế hoạch sử dụng tiền DVMTR hiệu quả, bám sát theo quy chế đã được cộng đồng thông qua. Việc lập kế hoạch sử dụng tiền DVMTR và kế hoạch tuần tra quản lý bảo vệ rừng đã được cộng đồng thực hiện tốt qua các năm. Tôi nhận thấy, tiền DVMTR đã và đang đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho cộng đồng tôi, một trong những cộng đồng quản lý bảo vệ rừng ở vùng sâu, vùng xa; ý thức được tầm quan trọng của việc quản lý, bảo vệ rừng của cộng đồng nói riêng và diện tích rừng trên địa bàn xã Tu Mơ Rông nói chung, chúng tôi đã phối hợp chặt chẽ với UBND xã Tu Mơ Rông, Ban quản lý rừng phòng hộ Tu Mơ Rông và Hạt Kiểm lâm huyện Tu Mơ Rông trong công tác tổ chức tuần tra bảo vệ rừng; tuyên truyền vận động nâng cao nhận thức của bà con trong thôn về công tác bảo vệ rừng”.

Ảnh:Tổ bảo vệ rừng của cộng đồng Tu Mơ Rông phối hợp với Ban quản lý rừng phòng hộ Tu Mơ Rông tuần tra bảo vệ rừng.

Năm 2021, Cộng đồng thôn Giang lố 1 xã Sa Loong huyện Ngọc Hồi quản lý, bảo vệ 164,91 ha rừng cung ứng DVMTR được chi trả số tiền DVMTR hơn 136 triệu đồng. Anh A SĐáo, Bí thư chi bộ cộng đồng dân cư thôn Giang Lố 1 cho biết:  “Hiện nay tiền DVMTR của cộng đồng đang phát huy vai trò là một trong những động lực thúc đẩy bà con tham gia tích cực trong việc trông coi bảo vệ rừng; chúng tôi đã thành lập 8 tổ bảo vệ rừng, mỗi tổ 03 người luân phiên nhau trông coi diện tích rừng được giao, cũng như phối hợp với chính quyền địa phương trong công tác bảo vệ rừng. Cũng như nhiều cộng đồng khác thì chúng tôi đã xây dựng và ban hành quy chế quản lý sử dụng tiền DVMTR của cộng đồng, luôn ưu tiên cho việc bảo vệ rừng là 50% số tiền được nhận hàng năm, số tiền còn lại chúng tôi đã cho một số hộ gia đình vay vốn phát triển sinh kế; đối với số tiền dành cho hoạt động chung của cộng đồng chúng tôi đã sửa sang nhà rông, mua sắm các dụng cụ chung của cộng đồng và đặc biệt trong năm qua chúng tôi đã lắp được 24 bóng đèn năng lượng mặt trời phục vụ chiếu sáng các trục đường trong thôn, bà con ai cũng phấn khởi, một số hộ gia đình trong thôn từ việc đùn đẩy việc đi trông coi bảo vệ rừng, nay đã chủ động xung phong cùng bà con trong thôn thực hiện công việc này. Với sự nỗ lực và chung tay của cả cộng đồng, năm 2021 cộng đồng thôn Giang Lố 1 đã vinh dự được Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum tặng Bằng khen thưởng thành tích xuất sắc trong việc thực hiện chính sách chi trả DVMTR, trồng rừng thay thế trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011-2021”.

Ảnh:Tổ bảo vệ rừng của cộng đồng Giang Lố 1 chăm sóc diện tích rừng trồng ven rừng cộng đồng.

Có thể thấy, việc gắn trách nhiệm song song với quyền lợi được thực hiện hợp lý, rõ ràng đã tạo động lực cho người dân ra sức bảo vệ rừng, bởi vì bảo vệ rừng là làm dịch vụ, bảo vệ rừng tốt thì sẽ được nhận tiền dịch vụ nhiều. Từ đó, từng bước hình thành nhận thức về tầm quan trọng của rừng trong cộng đồng. Từ những cách làm hiệu quả ấy, người dân tham gia bảo vệ rừng được cải thiện đời sống, tăng giá trị hưởng lợi trực tiếp từ rừng, góp phần đảm bảo cải thiện cuộc sống của các hộ gia đình sống trong rừng và gần rừng, xóa đói giảm nghèo, là động lực cho các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn tích cực tham gia bảo vệ rừng./.

Nguyễn Thị Lệ - Phòng KHKT.  
Tin liên quan:
Icon  Hội nghị tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR, kết hợp tập huấn quản lý, sử dụng tiền DVMTR trong phát triển sinh kế tại xã Đăk Ruồng, huyện Kon Rẫy.
Icon  Hội nghị tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR, kết hợp tập huấn quản lý, sử dụng tiền DVMTR trong phát triển sinh kế tại xã Ngọk Réo, huyện Đăk Hà.
Icon  Báo cáo công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng tháng 7 năm 2022; phương hướng, nhiệm vụ tháng 8 năm 2022
Icon  Hội nghị tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR, kết hợp tập huấn quản lý, sử dụng tiền DVMTR trong phát triển sinh kế tại xã Ngọk Wang, huyện Đăk Hà.
Icon  Hội nghị tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR, kết hợp tập huấn quản lý, sử dụng tiền DVMTR trong phát triển sinh kế tại xã Đăk Long, huyện Đăk Hà.
Icon  Hội nghị tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR, kết hợp tập huấn quản lý, sử dụng tiền DVMTR trong phát triển sinh kế tại xã Đăk Hring, huyện Đăk Hà.
Icon  Hội nghị tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR, kết hợp tập huấn quản lý, sử dụng tiền DVMTR trong phát triển sinh kế tại xã Đăk Ui, huyện Đăk Hà.
Icon  Hội nghị tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR, kết hợp tập huấn quản lý, sử dụng tiền DVMTR trong phát triển sinh kế tại xã Ngọk Tụ, huyện Đăk Tô.
Icon  Báo Thanh tra đưa tin: Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng ở Kon Tum: Giúp người dân yên tâm làm rừng
Icon  Thực hiện công tác dân vận trong tình hình mới gắn với triển khai nhiệm vụ chính trị của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh
TIN MỚI
IconNut HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG
IconNut THỐNG KÊ TRUY CẬP
NguoiTruyCapTổng số người truy cập:
1164058
Số người online: 37
Trang thông tin điện tử Qũy Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Kon Tum
Quản lý và nhập tin: Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Kon Tum, 11 Trần Nguyên Hãn - thành phố Kon Tum - tỉnh Kon Tum.
Người chịu trách nhiệm chính: Ông Hồ Thanh Hoàng - Giám đốc Quỹ Bảo vệ và Phát triển tỉnh Kon Tum
Điện thoại: 0260 3502 939 ; Fax : 0260 3917 768.
Phát triển: TNC